Trung học cơ sở Tân Ước

http://thcstanuoc.thanhoaiedu.vn


Các tình huống tư vấn tâm lý học đường

Một số tình huống tư vấn tâm lý học đường cho học sinh.
Các tình huống tư vấn tâm lý học đường

1. Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh rụt rè, ngại giao tiếp

Biểu hiện: Qua quan sát, tìm hiểu thấy học sinh rụt rè, không tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Chán nản, không thích học tập.
 

Qua thu thập thông tin từ giáo viên, học sinh, gia đình thì nhận thấy học sinh X mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với bà nội đã ngoài 80 tuổi. Thiếu hụt tình cảm gia đình, ít được quan tâm chăm sóc như những học sinh khác.

Diễn biến buổi tư vấn

+ GV: (Mời học sinh vào phòng) X đấy à. Vào đây ngồi đi em. (Kỹ năng thiết lập mối quan hệ.)

+ HS: Dạ em chào thầy ạ.

+ GV: Dạo này em thế nào? Sức khỏe vẫn tốt chứ? (KN thiết lập mối quan hệ; KN đặt câu hỏi)

+ HS: Dạ. Em vẫn bình thường thầy ạ.

+ GV: Thầy thấy dạo này X hơi gầy đó nhé. Em nên ăn uống cho đầy đủ để giữ gìn sức khỏe nha. (KN quan sát; KN thấu cảm)

+ HS: Dạ vâng ạ.

+ GV: Lúc nãy trong giờ tập múa bài hát chủ điểm, thầy quan sát và có thấy em tham gia chưa được nhiệt tình. Và dường như không thích làm theo các bạn. Có phải những động tác của bài hát làm em không thích à? (KN quan sát)

+ HS: Dạ không phải vậy đâu thầy. Những động tác thầy dạy em rất thích ạ. Nhưng vì mệt mỏi và buồn chán nên không thích thôi ạ.

+ GV: Vậy em mệt mỏi vì điều gì? Có thể nói cho thầy biết được không? ( KN đặt câu hỏi; KN lắng nghe)

+ HS: Từ khi mẹ em mất đi em buồn lắm ạ. Em cảm thấy mình không được như các bạn.

+ GV: Thầy hiểu được những mất mát của em và những gì em đang chịu đựng. Thầy rất thương và đồng cảm với em. Nhưng em ạ, ai cũng sẽ có những khó khăn trong cuộc sống và phải vượt qua nó. Nếu em cứ buồn như vậy thì cũng sẽ không thay đổi được hiện thực, mà còn làm cho những người thân của em, ông bàn của em phải lo lắng cho em hơn nữa. (KN Thấu cảm)

+ HS: Vậy giờ em phải làm gì hả thầy?

+ GV: Bây giờ việc đầu tiên là em cần ổn định lại tâm lý để học tập thật tốt. Bên cạnh đó em nên tích cực tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của liên đội để hòa cùng niềm vui với các bạn. Và về nhà em nên giúp đỡ những việc mà mình có thể làm được để bà ngoại em vui lòng. Có khó khăn gì em cứ nói cho thầy biết nha. Thầy luôn bên cạnh em mà. Bên em còn có bạn bè, gia đình nữa. (KN phản hồi; KN thấu cảm)

+ HS: Dạ.

+ GV: Thầy biết trước đây em là một học sinh nổi bật của trường, lớp về tất cả các mặt. Thời gian qua những sự việc xảy ra đã làm em sa sút đi một chút. Nhưng không sao, cô biết em sẽ cố gắng vượt qua và lấy lại được những gì mình đã có. Thầy tin là em sẽ làm được và làm rất tốt. Hãy cố gắng lên nhé. (KN thấu cảm)

+ HS: Dạ thưa thầy ạ. Em cảm ơn thầy đã động viên em. Em hứa sẽ cố gắng trong học tập và các hoạt động để không làm phụ lòng của cô và gia đình.

+ GV: Được rồi, nghe em hứa như vậy cô rất vui. Giờ em về nhà ăn uống và nghỉ ngơi đi để mai còn đi học nhé. (KN phản hồi)

+ HS: Dạ. Em chào thầy ạ.

+ Những kỹ năng được sử dụng trong kịch bản:

- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ: GV đã tạo sự thân thiết bằng ánh mắt, cử chỉ, hành động, và những câu hỏi để tạo mối quan hệ với học sinh. Giúp học sinh thoải mái, gợi mở trong quá trình nói chuyện.

- Kỹ năng quan sát: Gv đã quan sát biểu cảm củ học sinh, thái độ, ánh mắt khi nói chuyện. Quan sát khi tham gia hoạt động tập thể.

- Kỹ năng lắng nghe: Gợi mở cho học sinh để học sinh bày tỏ khó khăn và nỗi buồn mà mình gặp phải.

- Kỹ năng đặt câu hỏi: Nêu ra các câu hỏi gợi mở dể học sinh trình bày khó khăn của mình và tìm cách giải quyết.

- Kỹ năng phản hồi: Dùng lời nói để khuyên giải, thay đổi cách suy nghĩ của học sinh về sự mất mát của bản thân.

- Kỹ năng thấu cảm: Đây là Kĩ năng xuyên suốt trong quá trình tư vấn. Giáo viên đã lắng nghe học sinh, im lặng để phân tích vấn đề và phản hồi cho học sinh. Có những cử chỉ, hành vi thân thiết và đồng cảm với hoàn cảnh của học sinh.

2. Tư vấn tâm lý học đường trường hợp học sinh bị bắt nạt

Tư vấn tâm lý học đường trường hợp học sinh bị bắt nạt

Thu thập thông tin

- Cách thức thu thập thông tin

  • Điều tra: Các bạn học sinh cùng lớp, cùng xóm, các em học sinh lớp dưới, qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên lớp dưới.
  • Quan sát: Các hành vi cụ thể: ở trên lớp: giờ ra chơi, ra về ở những nơi em Đặng Thị Lan có mặt.

- Thông tin thu thập được

  • Thông tin về nguyên nhân

+ Bản thân: Thích bạo lực, thích ra oai, thể hiện mình là người lớn hơn.

+ Gia đình: Ba mẹ đi làm ăn xa, không có thời gian gần gũi, quan tâm, hay đánh đập.

  • Biểu hiện hành vi bắt nạt các em lớp dưới của học sinh: Thường xuyên xin tiền, dọa nạt, đánh đập.

Các bước thực hiện tư vấn

1. Thiết lập quan hệ: Gặp gỡ, tìm hiểu qua gia đình, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè khác học trong lớp,…

2. Đánh giá: Đưa ra nhận định về vấn đề học sinh này gặp phải ở mức nào (khổ tâm, nhiễu tâm)

3. Tìm hiểu và lựa chọn giải pháp: Tư vấn cho học sinh.

4. Thực hiện:

- Tư vấn cho học sinh về hành vi bắt nạt các bạn ở lớp dưới là hành vi sai lệch.

- Nói cho học sinh biết được đó là hành vi sai trái và chưa đúng.

- Cần giúp học sinh có những hành động để giúp đỡ các bạn yếu hơn, nhỏ bé hơn và gặp khó khăn trong cuộc sống đó mới là hành vi tốt và đáng khen để hướng học sinh đến với những giá trị tốt đẹp hơn.

- Tuyên dương và động viên em trong những sự việc cụ thể hơn để em cố gắng hơn nữa trong học tập và cuộc sống.

5. Kết thúc: Hứa hẹn và động viên học sinh để học sinh có động lực trong học tập và các hành vi tốt.

6. Xác định kết quả tư vấn cho học sinh.

- Giúp học sinh nhận biết những dấu hiệu bất thường về hành vi của bản thân.

- Tiếp nhận, đánh giá những nhân tố tác động đến hành vi học sinh đang gặp phải để có hướng giải quyết đúng.

3. Những câu hỏi về tâm lý học đường

Những câu hỏi về tâm lý học đường thường gặp

Câu 1: Em đang rất lo lắng. Em với người ấy đã yêu nhau gần 2 năm. Chưa vượt giới hạn nhưng khoảng cách giờ đây rất mong manh. Em rất sợ, nếu lỡ xảy ra thì em sẽ hối hận cả đời, có lỗi với bố mẹ. Nếu yêu tiếp mà tình trạng như vậy thì ngày đó sẽ không xa mà chia tay thì với em rất khó. Em phải làm thế nào để tình yêu của em với chàng vẫn đẹp mà không lo vượt giới hạn ạ? Bình thường thì em vẫn hay nói với anh ấy về vấn đề này vì cả 2 còn đi học. Nhưng khi bên nhau thì bọn en không kiểm soát nổi bản thân, đặc biệt là anh ấy.

Như chúng ta đã biết ham muốn tình dục là một hiện tượng sinh lí bình thường ở mỗi người. Ở nam giới có thể khi không có yếu tố tình cảm nhưng họ vẫn có nhu cầu khi nhìn thấy những điểm nhạy cảm trên cơ thể đối phương. Còn nữ giới thì thường chỉ có ham muốn khi gần gũi người mình yêu thương, có tình cảm và tin tưởng ở họ. Tôi không biết rằng hai em đã quen, đã yêu nhau bao nhiêu lâu rồi, có đủ tin yêu để đi đến cuối đường hạnh phúc không hay đứt gánh giữa đường. Nếu Em yêu mà không đủ tỉnh táo để làm chủ bản thân mà xảy ra chuyện quan hệ nam nữ thì nó có thể làm “em sẽ hối hận cả đời, có lỗi với bố mẹ”. Em sẽ hối hận nếu trao thân cho người không đáng, em sẽ hối hận khi gặp người mới mà họ quá quan niệm về “màng trinh” em sẽ hối hận khi không biết phòng tránh để lại hậu quả đáng tiếc khi mang thai ngoài ý muốn hãy nạo phá thai để ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản sau này. Và đây cũng là điều sẽ làm bố mẹ em buồn lòng khi đối diện với em hay với hàng xóm láng giềng.

Những câu hỏi về tâm lý học đường

Em xác định yêu là cưới nhưng và “chia tay thì với em rất khó” nhưng đó có phải là điều mà bạn trai em cũng nghĩ tới. Đối với nhiều cậu trai “không cho quan hệ thì nói là không tin tưởng nhau, cho quan hệ rồi lại nói là dễ dãi”. Em nên hiểu một điều rằng cái gì dễ dạt được họ lại nhanh chán và tìm tới một mục tiêu mới hơn, còn cái gì càng khó đạt được thì người ta càng trân trọng nhiều. Dù hai em có lấy nhau và em có là người đầu tiên của cậu ấy thì đêm tân hôn có lẽ cậu ấy cũng sẽ không thật sự vui và hạnh phúc khi em đã không còn vẹn nguyên. Vậy nên khi yêu hãy giữ cho mình một chút bí ẩn, bí mật để luôn kích thích đối phương phải tò mò và càng dấn sâu vào mối quan hệ càng cảm thấy bị lôi cuốn. Khi xác định hướng tình yêu tới hôn nhân dài lâu thì hai em nên định hướng phát triển, tương lai và cùng nhau thực hiện thay vì chĩ nghĩ tới yêu thương, gần gũi, động chạm nhau. Thực tế đã chứng minh trong những điều kiện cụ thể, thuận lợi và tác động mạnh với cảm giác thì ham muốn tình dục cũng có thể vì đó tăng lên cao.

Để tình yêu của em luôn đẹp mà không vượt quá giới hạn thì bản thân em cần phải lý trí hơn, cương quyết hơn, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định mọi điều. Mỗi khi hai em gặp gỡ, hẹn hò ở bên nhau thì hãy đến những nơi công cộng, tránh không gian riêng biệt, tránh sự động chạm về cơ thể, tránh những câu chuyện nhạy cảm, hướng đôi bên vào hoạt động vui chơi lành mạnh. Bên cạnh đó em nên ăn mặc kín đáo khi đi chơi cùng bạn trai để không làm khơi dậy ham muốn tình dục. Không phải bất cứ ai nảy sinh ham muốn cũng phải thực hiện bằng được hành vi quan hệ tình dục. Em cũng nên chia sẻ những suy nghĩ, lo lắng của mình để bạn trai hiểu. Nếu bạn trai là người yêu em và luôn tâm niệm được hai từ trách nhiệm thì sẽ không có chuyện này xảy ra. Bản thân em cần phải chủ động né tránh, lý trí hơn bạn trai một chút. Chỉ như vậy, hai em mới có thể duy trì tình yêu đẹp và giữ cho nhau đến ngày cưới. Bản thân em và bạn trai cần có thêm những kiến thức về vấn đề này thậm chí cả những hậu quả của việc không làm chủ được cảm xúc dẫn đến những hậu quả ảnh hưởng đến tương lai cả hai người, khi đó các em sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của bản thân về việc này.

Câu 2: Một buổi tham vấn tâm lý thường mất bao lâu? Lịch học của em khá dày đặc, em có thể tranh thủ giờ ra chơi để đến phòng tham vấn học đường chia sẻ vấn đề của mình?

Tham vấn là một tiến trình lâu dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ phối hợp, mong muốn giải quyết vấn đề, mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Có những vấn đề được giải quyết sau một vài buổi tham vấn (mỗi buổi từ 30 - 60 phút), cũng có những vấn đề mất nhiều thời gian hơn, kéo dài vài tháng hoặc cả năm.

Việc bạn tranh thủ tìm đến phòng tham vấn trong giờ ra chơi, việc chia sẻ trong tâm trạng thấp thỏm lo âu “sắp đến giờ vào học” sẽ gây khó khăn cho chính bạn và Giáo viên tham vấn trong việc tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề. Vì vậy em nên thu xếp thời gian để em và giáo viên tham vần có thời gian được trao đổi chia sẽ em nhé.

Câu 3: Cho em hỏi là em và bạn gái yêu nhau một thời gian rồi, nhưng càng ngày cô ấy lại càng hay giận dỗi em. Lúc đầu thì em nghĩ là con gái bạn nào cũng vậy. Nhưng cô rất hay giận dỗi vì những chuyện nhỏ nhặt lung tung. Em chẳng hiểu nối nữa, có phải là con gái thì hay thế đúng không ạ? Nếu như thế thì làm thế nào để cô ấy dỗi hờn ít thôi ạ?

Con gái thì hay nhõng nhẽo, hờn dỗi cũng do là luôn muốn được quan tâm, chiều chuộng. Nhưng không đến nỗi hơi một tý là lại giận dỗi kể cả vì những chuyện nhỏ nhặt lung tung. Nếu bạn gái em đúng là như vậy thì cô ấy là một người hay tự ái, hơi một chút là suy nghĩ làm cho những việc đơn giản thành phức tạp. Nói chung đấy là con người rất nhạy cảm, hay để ý và dễ hiểu lầm ý của người khác. Vậy khi sống với người hay tự ái, nhạy cảm như vậy nhiều khi rất mệt mỏi.

Tuy nhiên, em cũng có thể cải thiện được tính tự ái, hay hờn giận của cô ấy bằng cách nói chuyện với cô ấy về những điều có thể gây hiểu lầm, giận dỗi để cô ấy hiểu rõ và điều chỉnh thái độ của mình. Em cũng nên trao đổi với cô ấy rằng cuộc sống đã có nhiều áp lực rồi, vậy mà cô ấy còn tạo thêm áp lực nữa thì rất khó có sự hòa hợp, yên ấm và nếu không cải thiện tính đó thì khi lấy nhau cuộc sống gia đình khó giữ được hạnh phúc do những áp lực mà cô ấy tự gây ra cho mình và những người xung quanh. Và một điều rất quan trọng mà cô ấy nên hiểu rằng hờn dỗi đôi khi là gia vị để giúp tình yêu đẹp hơn, lãng mạn hơn, nhưng gia vị đó nêm nếm không đúng lúc đúng chỗ có thể khiến tình yêu dần dần bị "mài mòn" em à.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây